Tuesday, April 20, 2021
No Result
View All Result
Trang điểm - Làm đẹp - Spa. Ai cũng có thể là chuyên gia
  • Spa – Resort
    • Nghỉ dưỡng resort
  • Chào ngày mới
    • Chiêm tinh tinh
    • Trắc nghiệm
    • Phong thủy
    • Tử vi
  • Âm nhạc
    • Nhạc Việt
    • Nhạc Châu Á
    • Nhạc Âu Mỹ
    • Cảm nhận âm nhạc
  • Phim ảnh
    • Phim Việt Nam
    • Phim Châu Á
    • Phim Âu Mỹ
    • Cảm nhận Phim
  • Sách
    • Cảm nhận sách
    • Giới thiệu sách
  • Sức khỏe
    • Sức khỏe tổng quát
    • Dinh dưỡng
    • Tim mạch
    • Mẹ và Sinh sản
    • Nhi
  • Đẹp – Thời trang
    • 6 phút mỗi ngày
    • Sáng nay mặc gì ?
    • Thời trang năm 2021
    • Làm đẹp tự nhiên
    • Vạn người mê!
    • Người đẹp nổi tiếng
    • Phong cách sống
  • Trường đời
    • Tâm sự
    • Tình bạn
    • Tình yêu
    • Cuộc sống
    • Hôn nhân
    • Gia đình
  • Tập luyện
  • Đàn ông
Trang điểm - Làm đẹp - Spa. Ai cũng có thể là chuyên gia
No Result
View All Result
Home Sức khỏe Sức khỏe tổng quát

Tiểu cầu là gì?

by Spa Magazine
29/03/2021
in Sức khỏe tổng quát
0
492
SHARES
1.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Tuyết Mai – Bác sĩ Huyết học – Truyền máu – Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

<!– –>

Tiểu cầu (Platelets hay Thrombocytes) là một trong ba loại tế bào máu. Tiểu cầu là một mảnh tế bào không có nhân, sinh ra từ mẫu tiểu cầu trưởng thành trong tủy xương và được mô tả đầu tiên vào những năm 1800 bởi Bizzozero.

1. Tiểu cầu là gì?

Nội dung bài viết

  • 1. Tiểu cầu là gì?
  • 2. Tiểu cầu có chức năng gì?
  • 3. Tăng hay giảm tiểu cầu có tác hại gì?
  • 4. Các rối loạn về tiểu cầu hay gặp
  • 5. Giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?
  • 5. Khi nào thì cần xét nghiệm Tiểu cầu

Hình 1. Sơ đồ sinh các loại tế bào máu

Hình 1. Sơ đồ sinh các loại tế bào máu

Tiểu cầu có hình dạng giống hình đĩa, đường kính khoảng 2 – 3 μm, dày khoảng 0,5 μm. Màng của tiểu cầu là màng Phospholipid kép có chứa rất nhiều thụ thể bề mặt. Bên trong bào tương có các hạt chứa chất liên quan đến quá trình ngưng tập tiểu cầu và đông cầm máu (hình 2). Tiểu cầu chỉ có ở động vật có vú, trong khi các loài động vật khác tiểu cầu tuần hoàn như các tế bào đơn nhân.

Hình 2. Sơ đồ cấu tạo tiểu cầu

Hình 2. Sơ đồ cấu tạo tiểu cầu

Chú thích: E.C: áo ngoài. CM: màng tế bào. SMF: sợi khung xương dưới màng tế bào. M.T: vòng vi ống quanh tiểu cầu. C.S và OCS: chỗ lõm của màng bào tương từ thành của các kênh thông ra bề mặt tiểu cầu và hệ thống mở. M: ti thể. D.T.S: hệ thống ống đặc chứa canxi. Gly: hạt glycogen. B.D: thể đặc. G: hạt alpha.

Đời sống của tiểu cầu từ 7-10 ngày. Trong cơ thể, cơ quan đảm nhiệm vai trò tiêu hủy các tiểu cầu già là lách. Lách là nơi bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu cũng như các tế bào máu khác trong cơ thể. Những phát triển bất thường của lá lách như lách to có thể làm tăng quá trình giữ và tiêu hủy tiểu cầu, gây giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi. Do vậy trong nhiều trường hợp giảm tiểu cầu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt lách nhằm giảm quá trình tiêu hủy tiểu cầu.

2. Tiểu cầu có chức năng gì?

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình bao gồm đông cầm máu, tạo cục máu đông, co cục máu đông, co mạch và sửa chữa, miễn dịch, viêm, xơ vữa động mạch.

Chức năng chính của tiểu cầu là cầm máu, tức là quá trình dừng chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu (thành trong của mạch máu hay mạch bạch huyết) bị thương. Khi đó tiểu cầu tập trung tại vết thương sẽ bịt lỗ này lại (trừ khi lỗ hổng quá lớn). Lúc này các tiểu cầu phải trải qua giai đoạn hoạt hóa để phóng thích chất trong các hạt chức năng và biến đổi hình dạng để kết dính lại với nhau tạo nút tiểu cầu và cục máu đông. Nếu thương tổn ở mạch máu là nhỏ thì bản thân nút chặn có thể làm ngừng chảy máu. Nhưng nếu thương tổn lớn hơn thì phải nhờ thêm sự hình thành cục máu đông.

Quá trình có 3 giai đoạn

  • Kết dính tiểu cầu: Khi thành mạch bị tổn thương, lớp collagen nằm bên dưới tế bào nội mạc mạch máu được bộc lộ. Tiểu cầu sẽ đến dính vào lớp collagen này.
  • Tiểu cầu giải phóng các yếu tố hoạt động: Sau khi tiểu cầu kết dính với collagen, nó được hoạt hoá. Tế bào này phình to ra, thò các chân giả và giải phóng nhiều chất. Trong đó có một lượng lớn ADP, Thromboxane A2.
  • Ngưng tập tiểu cầu: ADP và thromboxane A2 hoạt hoá các Tiểu cầu ở gần. Hoạt hóa làm chúng có khả năng dính vào lớp Tiểu cầu ban đầu gọi là ngưng tập tiểu cầu. Rồi lớp tiểu cầu đến sau này lại giải phóng các chất hoạt động làm hoạt hoá và dính thêm lớp Tiểu cầu khác. Cứ như vậy, các lớp tế bào Tiểu cầu đến dính vào chỗ tổn thương càng lúc càng nhiều tạo nên nút Tiểu cầu.

Sơ đồ tạo nút tiểu cầu

Hình 3. Sơ đồ tạo nút tiểu cầu

Sự hình thành các “nút tiểu cầu” này (sự cầm máu sơ cấp) thường kết hợp với sự cầm máu thứ cấp bằng sợi huyết (fibrin) tổng hợp.

Ngoài ra, Tiểu cầu còn giúp cho thành mạch trở nên dẻo dai, mềm mại. Tác dụng này nhờ chức năng làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc của các tế bào này.

3. Tăng hay giảm tiểu cầu có tác hại gì?

Số lượng tiểu cầu thông thường là 150 – 450 G/L máu toàn phần. Số lượng tiểu cầu lớn hơn khoảng này gọi là tăng tiểu cầu (thrombocytosis); ít hơn 150 G/L được gọi là giảm tiểu cầu (thrombocytopenia). Số lượng tiểu cầu bình thường của mỗi người sẽ khác nhau và sẽ có sự thay đổi tùy theo trạng thái tâm lý của từng người, giới tính, độ tuổi, chủng tộc và đặc biệt là thiết bị làm xét nghiệm.

Số lượng tiểu cầu quá thấp (giảm tiểu cầu nặng) có thể gây ra chảy máu. Còn số lượng tiểu cầu quá cao (tăng tiểu cầu) sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu có thể gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu…

  • Tăng tiểu cầu gặp trong: Rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, các bệnh viêm…
  • Giảm tiểu cầu gặp trong: Ức chế hoặc thay thế tủy xương, các chất hoá trị liệu, phì đại lách, đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh …

4. Các rối loạn về tiểu cầu hay gặp

Tăng tiểu cầu tiên phát

Tăng tiểu cầu tiên phát là rối loạn tăng sinh tủy mạn tính, đặc điểm là số lượng tiểu cầu tăng cao, tăng sinh mẫu tiểu cầu, và xu hướng xuất huyết hoặc huyết khối, với các dấu hiệu như: Yếu, đau đầu, dị cảm đầu chi, chảy máu, lách to, và hồng ban với thiếu máu cục bộ. Chẩn đoán dựa trên số lượng tiểu cầu > 450 G/L kéo dài, không có xơ tủy hoặc nhiễm sắc thể Philadelphia (hoặc BCR-ABL), hoặc bất kỳ rối loạn nào khác mà gây tăng tiểu cầu.

Tăng tiểu cầu thứ phát

Tăng Tiểu cầu thứ phát phổ biến hơn, không phải do tủy xương, mà là một bệnh hoặc tình trạng khác kích thích tủy xương tạo ra nhiều Tiểu cầu hơn. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, viêm, một số loại ung thư và phản ứng với thuốc… Các triệu chứng thường không nghiêm trọng. Số lượng Tiểu cầu trở lại bình thường khi tình trạng khác trở nên tốt hơn.

Rối loạn chức năng tiểu cầu

Rối loạn chức năng tiểu cầu là tình trạng tiểu cầu không hoạt động như bình thường, gây nên chảy máu hoặc bầm tím trên da, trong khi số lượng bình thường. Tiểu cầu có nhiều vai trò trong đông máu, rối loạn chức năng tiểu cầu có thể dẫn tới rối loạn đông máu ở những mức độ khác nhau.

Rối loạn chức năng có thể là do di truyền hoặc mắc phải. Các rối loạn chức năng tiểu cầu di truyền bao gồm bệnh von Willebrand là bệnh xuất huyết di truyền phổ biến nhất và rối loạn nội tại tiểu cầu di truyền ít phổ biến hơn. Các rối loạn chức năng tiểu cầu mắc phải thường do các bệnh (ví dụ như suy thận) cũng như sử dụng aspirin và các thuốc khác…

Giảm tiểu cầu: Nguyên nhân giảm tiểu cầu có thể do

  • Sản xuất tiểu cầu giảm,
  • Tăng giữ tiểu cầu trong lách, với đời sống tiểu cầu bình thường,
  • Tăng phá hủy hoặc tiêu thụ tiểu cầu (nguyên nhân miễn dịch hoặc không miễn dịch), pha loãng tiểu cầu.
  • Giảm tiểu cầu trong thai kỳ
  • Giảm tiểu cầu do thuốc do phá hủy tiểu cầu qua trung gian miễn dịch (thông thường, heparin, trimethoprim/sulfamethoxazole, hiếm khi hơn là quinine)
  • Giảm tiểu cầu do thuốc gây ra do thuốc ức chế tủy xương phụ thuộc liều lượng (ví dụ hóa trị liệu)
  • Giảm tiểu cầu kèm theo nhiễm trùng,
  • Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP, trước đây được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch)…

5. Giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Chức năng cơ bản của tiểu cầu là tham gia quá trình cầm máu, đông máu nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu. Bởi vậy, giảm tiểu cầu nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Các trường hợp xuất huyết nặng bao gồm: Xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu), xuất huyết đường tiết niệu (đái máu), xuất huyết não màng não (tai biến)…

Các dấu hiệu của giảm tiểu cầu

Khi tiểu cầu giảm, dấu hiệu chính là xuất huyết. Tùy mức độ tiểu cầu giảm mà biểu hiện của xuất huyết khác nhau:

  • Xuất huyết dưới da: Biểu hiện là các chấm, nốt nhỏ bầm tím hoặc các mảng bầm tím…
  • Xuất huyết niêm mạc mắt, mũi, chảy máu răng miệng;
  • Xuất huyết nội tạng: Biểu hiện là bệnh nhân tiểu ra máu, đi ngoài ra máu, nôn ra máu….
  • Ở phụ nữ có thể kinh nguyệt nhiều, kéo dài, băng kinh.
  • Triệu chứng nặng nhất của xuất huyết là xuất huyết não (bệnh nhân đau đầu, buồn nôn hoặc có các triệu chứng thần kinh khu trú).

5. Khi nào thì cần xét nghiệm Tiểu cầu

Tiểu cầu là những tế bào nhỏ nhưng quan trọng trong máu giúp cơ thể kiểm soát chảy máu. Nếu có các triệu chứng như dễ bị bầm tím trên cơ thể, vết thương chảy máu không cầm được hoặc chảy máu mũi, máu lợi thường xuyên, rong kinh … cần đến khám bác sĩ sớm để được tư vấn và xét nghiệm. Xét nghiệm máu thường quy là xét nghiệm đơn giản và phổ biến giúp kiểm tra số lượng tiểu cầu có bình thường không.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tài liệu tham khảo

2/ Nguyễn Công Khanh (2004). Huyết học Lâm sàng Nhi khoa. Nhà xuấy bản Y học.

3/ Đỗ Trung Phấn (2003). Bệnh lý tế bào nguồn tạo máu. Nhà xuấy bản Y học.

4/ Bộ môn Huyết học-Truyền máu, đại học Y Hà nội (2014). Bài giảng Huyết học-Truyền máu (Sau đại học). Nhà xuất bản Y học.

5/ https://login.medlatec.vn//ImagePath/images/20200915/20200915_tieu-cau-1.jpg

6/ http://www.vienhuyethoc.vn,

7/ http://bthh.org.vn.

XEM THÊM:

  • Bị sốt xuất huyết, tiểu cầu giảm 17000 có cần truyền tiểu cầu không? Trường hợp nào mới nên truyền?
  • Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu?
  • Thuốc kích thích tạo hồng cầu: Những điều cần biết

Share197Tweet123Share49

Related Posts

Xu hướng và bằng chứng mới trong việc kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật

Xu hướng và bằng chứng mới trong việc kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật

19/04/2021
Đánh giá bệnh viêm họng cấp

Đánh giá bệnh viêm họng cấp

19/04/2021
Vai trò của chất béo chuỗi trung bình trong bệnh lý tim mạch và thần kinh

Vai trò của chất béo chuỗi trung bình trong bệnh lý tim mạch và thần kinh

19/04/2021
Tăng huyết áp do rượu

Tăng huyết áp do rượu: Những điều cần biết

19/04/2021
Răng khôn mọc lệch ra ngoài má

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má có nguy hiểm không?

19/04/2021
COPD

Những tiến bộ y học đột phá trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD

19/04/2021

Discussion about this post

Điểm tin : 1 phút và có ích

  • ‘Sơn hà lệnh’ và cái kết toàn ‘những cú lừa’, có một cảnh quay cực kỳ đắt giá đã bị cắt bỏ!

    ‘Sơn hà lệnh’ và những bí mật ít người biết: Người được chọn vào vai nam chính lại đóng nam phụ, biên kịch lần đầu viết kịch bản phim!

    1289 shares
    Share 516 Tweet 322
  • Review phim The Handmaiden (2016) – Người hầu gái: Đẹp và thông minh

    562 shares
    Share 225 Tweet 141
  • Điện ảnh Việt trong kỷ nguyên PR: ‘Mỏ vàng’ của nhà sản xuất hay ‘cú lừa’ cho khán giả?

    553 shares
    Share 221 Tweet 138
  • Lần đầu tiên trong lịch sử show sống còn: Lelush (Sáng Tạo Doanh 2021) cầu xin fans đừng bình chọn cho mình nữa

    517 shares
    Share 207 Tweet 129
  • Vai trò của hoạt động chủ đạo trong sự phát triển tâm lý của trẻ

    515 shares
    Share 206 Tweet 129
  • Review phim Voice of Silence (2020): Cuốn hút với cái kết đầy day dứt

    512 shares
    Share 205 Tweet 128
  • Review sách Phương pháp học nhanh gấp 16 lần

    507 shares
    Share 203 Tweet 127
  • Những câu nói hay thể hiện tính cách của 12 cung hoàng đạo

    505 shares
    Share 202 Tweet 126
  • Sống trọn đam mê mỗi ngày với Julia Đoàn

    503 shares
    Share 201 Tweet 126
  • ACCIDENTAL HERO or NHỮNG NGƯỜI HÙNG TÌNH CỜ

    503 shares
    Share 201 Tweet 126

Yêu không mà nhìn

Phim đam mỹ Hoa ngữ đột ngột bị đình chỉ, nguyên nhân do ‘Sơn hà lệnh’ quá ‘gay cấn’?

20/04/2021

‘Trường Ca Hành’: Triệu Lộ Tư tát vào mặt Lưu Vũ Ninh, thuyền tình Lạc Yên – Hạo Đô tan vỡ vì người này?

20/04/2021

Góc rùng mình: Phát ngôn cũ của Kim Soo Hyun chứng minh Seo Ye Ji thực sự có khả năng điều khiển đàn ông

20/04/2021

‘Cây táo nở hoa’: Nhã Phương mắng thẳng mặt chị dâu ‘ai ép chị cưới?’, khán giả tức nghẹn họng!

20/04/2021

Đạo diễn Nhất Trung ‘chỉ mặt điểm tên’ Nhã Phương, xác nhận cô là ‘nữ chính ngôi sao’ và chưa có thiện chí hòa giải

20/04/2021

Đức Phúc – Erik chăm nhau từ hậu trường lên sân khấu, ai nhìn cũng thấy FA không sao hết, chỉ cần có anh em tốt!

20/04/2021

Dương Tử đăng ảnh mẹ đóng phim, netizen kêu gào về nhan sắc và lôi cả chuyện phẫu thuật thẩm mỹ ra mắng

20/04/2021

Nhã Phương bất ngờ được bênh vực, đạo diễn Nhất Trung bị ‘phản dame’ ngay trên status chính chủ vì bóc ‘nữ chính ngôi sao’

20/04/2021

Sơn Tùng M-TP ‘chơi lớn’ hát ca khúc mới dù chưa đến ngày ra mắt, nhưng bất ngờ Sky lại chê: ‘Ngang thế!’

20/04/2021

‘Trường Ca Hành’: Địch Lệ Nhiệt Ba chơi đùa với chú lừa cực đáng yêu, nhìn kỹ ảnh thì thấy mặt sưng

20/04/2021

Phía Nhã Phương chính thức lên tiếng, khẳng định nữ diễn viên ‘đã và đang thực hiện đúng mọi nhiệm vụ của mình’

20/04/2021

B Ray tiết lộ Rap Việt mùa 2 hủy làm HLV vì vi phạm hợp đồng, nhưng tức tốc xóa status ngay sau đó?

20/04/2021

Zoom không chỉ để học mà còn để SNSD kỉ niệm 5000 ngày debut

20/04/2021

Bình Gold tiết lộ việc muốn làm khi trở thành HLV Rap Việt

20/04/2021

Làm sao để có thể ‘giữ lửa’ và thành công đạt được mục tiêu trong những ngày Trăng Non đầu tháng

20/04/2021

Trước thềm comeback, Taylor Swift trở thành nữ nghệ sĩ đầu tiên trong lịch sử cán mốc 20 tỷ lượt stream

20/04/2021

Film Out của BTS debut trên Billboard Hot 100, Knet phấn khích: ‘BTS hát bằng ngôn ngữ nào cũng không quan trọng nữa’

20/04/2021

Sau Karik, đến lượt Pháo bị ngã từ trên sân khấu cao xuống, nhưng phản ứng sau đó gây bất ngờ

20/04/2021

Điểm danh các chòm sao không thể nói dối, dù có cố gắng bao nhiêu đi nữa cũng dễ dàng bị phát hiện

20/04/2021

Những cô gái trẻ đầy hứa hẹn: Bức chân dung tàn khốc về ‘Hiếp dâm’

20/04/2021

Song Joong Ki bị chỉ trích đểu cáng vì ga lăng lấy tay che tai cho ‘người yêu mới’ do quá ồn: ‘Sao với Song Hye Kyo anh không làm vậy?’

20/04/2021

‘Hướng dương ngược nắng’ trailer tập 56: Phúc không muốn gặp lại Châu, Hoàng và Minh ở chung một nhà?

20/04/2021

Một giám khảo dương tính với Covid-19, số phận American Idol sẽ đi về đâu?

20/04/2021

Fan ‘sướng rơn’ khi loạt huyền thoại K-Pop Gen 2 thông báo comeback, duy chỉ có SNSD là không mấy khả quan?

20/04/2021

Phí Phương Anh chuẩn bị comeback với bài hát ‘Răng khôn’, cư dân mạng ngán ngẩm ‘Hết tên để đặt à?’

20/04/2021

12 chòm sao sẽ là những hình mẫu như thế nào trong tình yêu?

20/04/2021

Đăng ký, tìm kiếm spa tốt ngay gần nhà click here

Sức khỏe Dinh dưỡng

Xu hướng và bằng chứng mới trong việc kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật

Đánh giá bệnh viêm họng cấp

Vai trò của chất béo chuỗi trung bình trong bệnh lý tim mạch và thần kinh

Tăng huyết áp do rượu: Những điều cần biết

Răng khôn mọc lệch ra ngoài má có nguy hiểm không?

Những tiến bộ y học đột phá trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD

Sơ cứu vết thương: Những điều cần biết

Sơ cứu chảy máu (cầm máu): Những điều cần biết

Mẹ, Bé & Thai sản

Hiểu đúng và đủ về triệu chứng sốt ở trẻ em

Nuôi dưỡng trẻ dị ứng đạm sữa

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mầm non – mẫu giáo

Nhận biết và phòng ngừa thiếu hụt vi chất ở trẻ

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ

Trắc nghiệm: Bé nhà bạn có chậm phát triển thể chất và trí tuệ không?

Cách làm sạch, vệ sinh và cất giữ các vật dụng cho trẻ sơ sinh

Trật xương bánh chè bẩm sinh và phẫu thuật điều trị

Tình bạn Tình yêu & tình dục

Vì sao con trai không nên nói chúc ngủ ngon với con gái?

Những điều thô nhưng thật trong tình bạn

Đừng khiến bản thân em tồi tệ thêm nữa

Trai ngoan tốt nhưng trai hư chắc gì đã xấu, vậy bạn chọn ai?

27 điều nói về bạn thân đúng nghĩa

Bạn thân chính là… tình nhân cả đời

Bạn có hiểu được cảm giác yêu đơn phương như thế nào không?

Có một số người bạn nên Block sớm thì tốt hơn

Hôn nhân & Gia đình

Chúng ta sai ngay khi bắt đầu, bởi nghĩ rằng “mình không làm được”

Tản mạn về lạc thú và sự bạo lực trong xã hội

Những câu chuyện nhảm nhí chúng ta tự kể cho mình

Khiêm tốn: Một cách để dẫn đầu những người thắng cuộc

Ý nghĩa thật sự của việc chúng ta đi làm 8 tiếng 1 ngày là gì?

Thay đổi thói quen, thay đổi cả cuộc đời của bạn

Bạn đã bao giờ tự hỏi cuộc đời này có đáng sống hay không?

Ung thư… không phải là dấu chấm hết!

  • Giới thiệu
  • Điều khoản Sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Liên hệ
Menu
  • Giới thiệu
  • Điều khoản Sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Liên hệ

Tất cả mọi sự bí ẩn, quyễn rũ, vẻ đẹp của thế giới này đều không thể sánh nổi với sự bí ẩn, quyễn rũ, vẻ đẹp của người phụ nữ !

Spa Magazine : Trang điểm – làm đẹp – spa. Ai cũng có thể là chuyên gia!
Copyright © 2021 Spa Magazine. Call us : O9I.868.9598

No Result
View All Result
  • Spa – Resort
    • Nghỉ dưỡng resort
  • Chào ngày mới
    • Chiêm tinh tinh
    • Trắc nghiệm
    • Phong thủy
    • Tử vi
  • Âm nhạc
    • Nhạc Việt
    • Nhạc Châu Á
    • Nhạc Âu Mỹ
    • Cảm nhận âm nhạc
  • Phim ảnh
    • Phim Việt Nam
    • Phim Châu Á
    • Phim Âu Mỹ
    • Cảm nhận Phim
  • Sách
    • Cảm nhận sách
    • Giới thiệu sách
  • Sức khỏe
    • Sức khỏe tổng quát
    • Dinh dưỡng
    • Tim mạch
    • Mẹ và Sinh sản
    • Nhi
  • Đẹp – Thời trang
    • 6 phút mỗi ngày
    • Sáng nay mặc gì ?
    • Thời trang năm 2021
    • Làm đẹp tự nhiên
    • Vạn người mê!
    • Người đẹp nổi tiếng
    • Phong cách sống
  • Trường đời
    • Tâm sự
    • Tình bạn
    • Tình yêu
    • Cuộc sống
    • Hôn nhân
    • Gia đình
  • Tập luyện
  • Đàn ông

Copyright © 2021 Spa Magazine